Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,016,942

 Nghiên cứu quy trình chiết xuất nước cốt Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.)
Chủ nhiệm:  TS. Nguyễn Hoàng Trung Hiếu; Thành viên:  Bùi Xuân Đông; Nguyễn Thị Minh Xuân, Võ Công Tuấn
Số: T2020-02-41 ; Năm hoàn thành: 2021; Đề tài cấp cơ sở; Lĩnh vực: Khoa học công nghệ

Study on extraction processing from KonTum ginseng (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.)”, Research code: T-2020-02-27





Đảng sâm (còn gọi là Lộ Đảng sâm, Xuyên Đảng sâm, Rầy cáy, Mần cáy, sâm dây) có tên khoa học là Codonopsis javanica, thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae) (Hình 01) (Sách đỏ Việt Nam, 2007; Đỗ Tất Lợi, 2004). Đảng sâm là cây dược liệu quý, có giá trị dược liệu cao (Sách đỏ Việt Nam, 2007). Về mặt dinh dưỡng và giá trị sinh học, rễ củ của Đảng sâm có chứa hàm lượng saponin cao, các axit amin, các chất đa lượng và vi lượng (Đỗ Tất Lợi, 2004; Chung và cs., 2002; He JY và cs., 2015). Đặc biệt, thành phần quan trọng nhất là saponin đã được chứng minh có hoạt tính sinh học quý giá như kháng khuẩn, diệt virus và chống lại côn trùng. Đảng sâm thường được dùng trong trường hợp thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu (Đỗ Tất Lợi, 2004). Đảng sâm được xem là “nhân sâm của người nghèo” vì có tác dụng chữa bệnh như nhân sâm nhưng giá lại rẻ hơn (Đỗ Tất Lợi, 2004). Người dân thường dùng để ngâm rượu hoặc sắc để uống bồi bổ sức khỏe.





Đảng sâm phân bố nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Nam (Chi và cs., 2002). Từ năm 1960, tại Việt Nam bắt đầu phát hiện và khai thác tại những nơi có khí hậu mát như Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng…, riêng tại tỉnh Kon Tum trong các năm từ 1990 trở về trước khối lượng khai thác lên đến khoảng 2 - 3 tấn/năm. Tuy nhiên, trước đây do khai thác chủ yếu từ tự nhiên nên dẫn đến nguồn Đảng sâm trong tự nhiên bị cạn kiệt. Hiện nay, ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã lần lượt phê duyệt các nghị quyết số 202/2016/NQ-HĐND và 09/2018/NQ-HĐND để bảo tồn và phát triển nguồn cây dược liệu trong đó có cây Đảng sâm, cụ thể là hỗ trợ cho người nông dân trồng mới tại Tây Giang (Quảng Nam) và vùng xung quanh núi Ngọc Linh (Kon Tum). Do đó, mở ra cơ hội phát triển bền vững loài Đảng sâm trong khu vực và giúp cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định ra thị trường.













Với tiềm năng ứng dụng rất lớn của Đảng sâm, việc nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ Đảng sâm và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Hiện nay, đơn vị HTX Nông Lâm nghiệp Thương mại Dịch vụ Thanh Tâm Tumorong chuyên về khai thác và chế biến Đảng sâm đã kí kết các biên bản hợp tác nghiên cứu với Trường ĐHBK – ĐH Đà Nẵng để định hướng phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng từ Đảng sâm.






Như vậy, xuất phát từ những luận giải khoa học và tiềm năng khai thác Đảng sâm nói trên, chúng tôi đặt ra nghiên cứu là Nghiên cứu quy trình chiết xuất nước cốt Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.). Nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu quy trình công nghệ chiết xuất nước cốt Đảng sâm, kiểm tra các hoạt tính sinh học và từ đó xây dựng quy trình công nghệ để sản xuất 1 loại nước sâm từ Đảng sâm.







© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn