Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,959,743

 Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng gây độc tế bào ung thư máu của các một số thực vật thuộc chi Erythrophleum ở Quảng Nam (Nafosted)
Chủ nhiệm:  TS. Trần Mạnh Hùng; Thành viên:  ThS.Nguyễn Thị Thuỳ Dương (Kỹ thuật viên); ThS.Lê Mạnh Linh (KTV); ThS.Đoàn Minh Thu (KTV); TS. Lê Phước Cường (Thành viên nghiên cứu chủ chốt); TS. Phạm Thanh Huyền (TVNCCC); TS. Giang Thị Kim Liên (TKKH)
Số: KHTN-2017 ; Năm hoàn thành: 2019; Đề tài cấp Nhà nước; Lĩnh vực: Y - Dược
Bệnh bạch cầu là một loại bệnh ung thư máu. Các tế bào bạch cầu bất thường hình thành trong tủy xương, chúng nhanh chóng đi qua đường máu và lấn vào các tế bào khỏe mạnh. Bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (acute lymphoblastic leukemia, ALL) chiếm ¾ các trường hợp mắc bệnh, đây là một rối loạn ác tính của các tế bào bạch huyết ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Y học hiện đại có sự tiến bộ rất lớn trong phương thức điều trị ALL, tuy nhiên sự tái phát bệnh và kháng thuốc vẫn còn là một thử thách lớn đòi nhiều phương pháp điều trị mới có hiệu quả hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các chất chống ung thư thông thường, bất kể mục tiêu và cơ chế tác động thế nào thì nguyên tắc hoạt động chủ yếu là gây ra quá trình tự chết theo lập trình sẵn (apoptosis). Cơ chế apoptosis là quá trình nhậy cảm, trong quá trình này, các tác nhân gây chết tế bào ung thư có thể gây độc cả các tế bào thường khác. Do đó, việc tìm ra các hợp chất khác mới khác có khả năng điều trị kết hợp các tác nhân có thể gây ra chế độ không tự hủy của tế bào (non apoptosis) và đồng thời chống lại sự kháng thuốc là 1 xu hướng mới có nhiều lợi ích trong điều trị bệnh. Trong đề tài này, chúng tôi đề xuất một giả thuyết rằng các hợp tự nhiên chiết ra từ cây thuộc chi Erythrophleum có khả năng ức chế tế bào ung thư ALL ở cấp độ in vitro. Chúng tôi mong muốn thực hiện phân lập ra các hợp chất có khả năng ức chế ung thư qua các cơ chế apoptosis hoặc necroptosis thông qua các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn