Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,267,437

 Ứng dụng học máy trong việc tăng hiệu suất phổ hệ thống NOMA MASSIVE MIMO
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Anh Tú, Phạm Quốc Cường, Lê Thị Phương Mai, Trần Thế Sơn, Nguyễn Văn Tuấn
Nơi đăng: Hội thảo khoa học Quốc gia CITA2022; Số: 11;Từ->đến trang: 559-568;Năm: 2022
Lĩnh vực: Khoa học công nghệ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Massive MIMO (mMIMO) được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhất cho mạng 5G và sau 5G trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống vô tuyến. Tuy vậy, mMIMO cũng gặp những thách thức lớn khi triển khai trong thực tế, nhất là với các trường hợp khi người dùng (UE) tập trung lớn, môi trường truyền sóng giữa các UE không có nhiều khác biệt hoặc môi trường truyền yêu cầu số lượng kết nối mật độ lớn. Khi đó, hiệu suất phổ của hệ thống mMIMO suy giảm nghiêm trọng. Trong trường hợp này, NOMA miền mã (code-domain NOMA) được xem là một giải pháp triển vọng cho hệ thống mMIMO bằng cách phân các chuỗi mã cho các UE nhằm nâng cao hiệu suất đầu thu. Để việc sử dụng NOMA miền mã trong hệ thống mMIMO hiệu quả thì việc cần thiết là phân loại nhóm người dùng có đặc tính kênh truyền tương tự nhau. Bài báo này tập trung vào việc áp dụng các phương pháp máy học (machine learning) không giám sát trong việc nhóm các người dùng có kênh truyền tương tự nhau nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng NOMA hệ thống mMIMO. Các kết quả thông qua mô phỏng được sử dụng để đánh giá các thuật toán đề xuất cho thấy hiệu suất của hệ thống được nâng cao rõ rệt khi sử dụng các thuật toán này.
ABSTRACT
[ 2023\2023m06d019_10_49_55Noi_dung_bai_bao_trang_dau.pdf ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn