Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,048,082

 XÂY DỰNG QUY TRÌNH VÀ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh*
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học Công nghệ ĐHĐN; Số: Số 8(117).2017;Từ->đến trang: 20;Năm: 2017
Lĩnh vực: Môi trường; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay là dạy học tiếp cận năng lực (NL) học sinh HS). Do vậy, giáo viên (GV) cần xây dựng và tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NL cho HS. Vật lí là một bộ môn Khoa học tự nhiên nên các kiến thức vật lí gắn liền với thực tiễn. Nếu vận dụng tốt phương pháp dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ) trong dạy học Vật lí sẽ nâng cao NL cho HS; giúp HS có thể phát hiện và GQVĐ trong quá trình học tập và ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, tài liệu bồi dưỡng cho GV bậc Trung học phổ thông (THPT) chưa đề cập một cách hệ thống về NL giải quyết vấn đề (GQVĐ) cho HS trong dạy học Vật lí, đặc biệt là chưa đưa ra các thành tố, và cách thức đánh giá NL GQVĐ của HS. Bài báo này trình bày quy trình đánh giá và bộ công cụ đánh giá NL GQVĐ của học sinh.
ABSTRACT
The objective of present educational innovation is students’ competence-based teaching. Therefore, it is necessary for teachers to construct and organize teaching activities oriented to developing students’ competence. Physics is a natural science, so its knowledge is associated with practice. If we apply the teaching method of solving problems successfully, we will have a contribution to developing students’ competence, enabling them to discover and solve problems in studying and apply what they have learnt to solve their real life problems. However, the materials for improving high school teachers haven’t systematically mentioned students’ problem-solving competence in teaching physics, especially in presenting components and the way of evaluating students’ problem-solving competence. This article presents evaluation procedures and students’ problem-solving competence toolkit.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn